Thiên niên kỷ thứ nhất (1 - 1000) Danh_sách_giáo_hoàng

Lên ngôi trong thế kỉ 1 (từ năm 30 (?) đến năm 100)

STTThời gianẢnhTông hiệu
Latinh  • Việt
Tên thậtNơi sinhĐặc điểm nổi bật
01 Năm 30? -
Năm 67?
(37 năm)
Peter PETRUS
Thánh Phêrô
Simon
(שמעון בן יונה)
Simeon Kephas
(Σιμηον Κηφασ)
Bethsaida, Galilea, Đế quốc La Mã
Ông là một trong 12 Tông đồ của Chúa Giêsu. Ông nhận quyền lãnh đạo tối cao trong Giáo hội từ chính Chúa Giêsu Kitô để chuyển giao cho những người kế vị, đã thiết lập luật lệ cho Giáo hội sơ khai. Ông bị bắt và xin lãnh án bị đóng đinh vào thập giá lộn ngược. Giáo hội Công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 29 tháng 6.[4]
02 Năm 67? -
Năm 79?
(12 năm)
LinusLINUS
Thánh Linô
LinusToscana, Đế quốc La Mã
Ông đã tấn phong 15 Giám mục đầu tiên. Ông cấm phụ nữ không được bước vào thánh đường nếu không đội khăn trùm đầu. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 23 tháng 9[5]
03 Năm 79? -
Năm 88
(9 năm)
Anacletus ANACLETUS
Thánh Anaclêtô
AnacletusRoma, Đế quốc La Mã
Ông đã ấn định những quy tắc thánh hiến các Giám mục, ban hành các quy tắc về y phục giáo sĩ. Trong vùng Vatican, ông đã cho xây một nguyện đường để an táng các vị tử đạo. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 26 tháng 4[6]
04 Năm 88 -
Năm 97
(9 năm)
ClemensCLEMENS I
Thánh Clêmentê I
ClementRoma, Đế quốc La Mã
Ông đã phục hồi bí tích Thêm sức theo lễ nghi của Thánh Phêrô. Tiếng "Amen" trong các nghi thức tôn giáo được cho là phát xuất từ triều đại của ông. Sau cùng, ông bị hoàng đế Trajanus kết án lưu đày sang Pontus, bị cột neo quanh cổ và ném xuống biển. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 24, 25 tháng 11[7]
05 Năm 97 -
Năm 105
(8 năm)
EvaristusEVARISTUS
Thánh Êvaristô
AristusBethlehem, JudeaÔng đã phân chia thành các giáo xứ, cắt đặt 7 phó tế đầu tiên trao phó cho các linh mục lớn tuổi, và đây được coi như nguồn gốc của Hồng y đoàn ngày nay. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 26 tháng 10[7]

Lên ngôi trong thế kỉ 2 (từ năm 101 đến năm 199)

STTThời gianẢnhTông hiệu
Latinh  • Việt
Tên thậtNơi sinhĐặc điểm nổi bật
06 Năm 105 -
Năm 115
(10 năm)
Thánh Alexanđê I ALEXANDER I
Thánh
Alexanđê I
AlexánderRôma, Đế quốc La Mã
Việc sử dụng nước phép trong Giáo hội, ở tư gia và việc chỉ định bánh thánh phải được làm bằng bánh không men được phát xuất từ triều đại ông. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 3 tháng 5 [8]
07 Năm 115 -
Năm 125
(10 năm)
Thánh SixtusXISTUS I
Thánh Xíttô I
XystusRoma, Đế quốc La Mã Ông truyền lệnh dùng khăn thánh và chỉ thừa tác viên có chức thánh mới được cầm trực tiếp các đồ thánh. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 3 tháng 4[9]
08 Năm 125 -
Năm 136
(9 năm)
Thánh Telesphorus TELESPHORUS
Thánh Têlesphôrô
TelesphorusHy Lạp
Ông sáng tác Kinh Vinh Danh và thêm những kinh nguyện mới vào thánh lễ. Ông thiết lập Bảy Tuần Mùa Chay trước lễ Phục Sinh. Ông truyền mỗi linh mục nên cử hành 3 thánh lễ trong đêm Chúa Giáng Sinh. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 2 tháng 1, giáo hội Hy Lạp kính nhớ vào ngày 22 tháng 2[10]
09 Năm 136 -
Năm 140
(4 năm)
Thánh Hyginus HYGINUS
Thánh Hyginô
HyginusHy Lạp
Ông đã xác định các đặc quyền khác nhau của hàng giáo sĩ và ấn định các cấp bậc trong phẩm trật Giáo hội, đặt ra tục lệ phải có người đỡ đầu khi lãnh bí tích Rửa tội và ấn định tất cả nhà thờ phải được thánh hiến. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh.[11]
10 Năm 140 -
Năm 155
(15 năm)
Thánh Pius PIUS I
Thánh Piô I
PiusAquileia, Đế quốc La Mã
Có ý kiến cho rằng ông đã ấn định lễ Chúa Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn tháng 3 Âm lịch. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 11 tháng 7 [12]
11 Năm 155 -
Năm 166
(11 năm)
Thánh Anicetus ANICETUS
Thánh Anicêtô
AnicitusSyria
Ông ra chỉ dụ cho hàng giáo sĩ không nên để tóc dài. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 17 tháng 4.[13]
12 Năm 166 -
Năm 175
(9 năm)
Thánh Soter SOTERIUS
Thánh Sôtêrô
SoterLazio, Đế quốc La Mã
Ông là vị Giáo hoàng của lòng bác ái. Ông xác định hôn nhân là một bí tích nếu được linh mục cử hành. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 22 tháng 4[14]
13 Năm 175 -
Năm 189
(14 năm)
Thánh Eleuterus ELEUTHERIUS
Thánh Êlêuthêrô
EleutherHy Lạp
Ông huỷ bỏ một số tập tục của người Do Thái liên quan đến đồ ăn sạch và không sạch vẫn còn tồn tại ở một số Kitô hữu. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 26 tháng 5[15]
14 Năm 189 -
Năm 199
(10 năm)
Thánh Victor VICTOR I
Thánh Victor
VictorBắc Phi
Ông cho phép dùng bất cứ thứ nước nào để rửa tội trong trường hợp khẩn cấp. Ông đấu tranh chống lại các Giám mục châu Á và châu Phi để lễ Phục Sinh được cử hành theo nghi thức Roma. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 28 tháng 7.[16]
15 Năm 199 -
Năm 217
(18 năm)
Thánh Zephyrinus ZEPHYRINUS
Thánh Zêphyrinô
ZephyrinusRoma, Đế quốc La MãÔng truyền các giáo hữu 14 tuổi trở lên phải giữ luật rước lễ Mùa Phục Sinh. Triều đại ông nổi bật với những cuộc tranh luận thần học gay gắt. Ông khởi xướng việc dùng đĩa thánh và chén thánh bằng thuỷ tinh. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 20 tháng 12 - ngày mất của ông.[17]

Lên ngôi trong thế kỉ 3 (từ năm 201 đến năm 299)

STTThời gianẢnhTông hiệu
Latinh  • Việt
Tên thậtNơi sinhĐặc điểm nổi bật
16 Năm 217 -
Năm 222
(5 năm)
Thánh Callixtus CALLIXTUS I
Thánh Calixtô
CallistusÔng là người đã xây dựng Vương cung thánh đường Santa Maria ở Trastevere, là ngôi thánh đường đầu tiên được cung hiến cho Đức Mẹ Maria.Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 14 tháng 10 [18]
17 Năm 222 -
Năm 230
(8 năm)
Thánh Urban URBANUS I
Thánh Urbanô
UrbanRoma, Đế quốc La Mã
Ông đã rửa tội cho Thánh Cecilia. Năm 230, sau cuộc tử đạo của vị này, ông đã cho xây một nhà thờ làm nơi đặt di hài thánh nữ ngày nay. Ông chấp thuận việc Giáo hội có quyền sở hữu tài sản.[19]
18 21 tháng 7 năm 230 -
28 tháng 9 năm 235
(5 năm 2 tháng)
Thánh Pontian PONTIANUS
Thánh Pontianô
PontianusRoma, Đế quốc La Mã
Ông đã truyền hát Thánh Vịnh và đọc Kinh Cáo Mình trước giờ lâm chung và dùng lời chào "Chúa ở cùng anh chị em". Ông bị đày và bị kết án khổ sai dưới hầm mỏ ở Sardinia, và chết đau đớn trên một đảo nhỏ ở Tavolara. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 13 tháng 8[20]
19 Năm 235 -
3 tháng 1 năm 236
(~ 1 năm)
Thánh Anterus ANTERUS
Thánh Antêrô
AnterusHy Lạp
Ông truyền thu thập các hành động và các thánh tích của các vị tử đạo để lưu giữ trong các nhà thờ.[21]
20 10 tháng 1 năm 236 -
20 tháng 1 năm 250
(14 năm)
Thánh Fabian FABIANUS
Thánh Fabianô
FabianusRoma, Đế quốc La Mã
Cuộc xuất hành ra khỏi Roma để trốn tránh sự bách hại của Decius đã làm nảy sinh đời sống tu hành của các ẩn sĩ. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 20 tháng 1 [22]
21 Năm 251 -
Tháng 6 năm 253
(~ 2 năm)
Thánh Cornelius CORNELIUS
Thánh Côrnêliô
CorneliusTriều đại ông xảy cuộc ly giáo đầu tiên. Ông bị lưu đày tới miền Civitavecchia, và qua đời tại đó, vì không chịu dâng hiến lễ vật cho các thần dân ngoại. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 16 tháng 9 [23]
22 25 tháng 6 năm 253 -
5 tháng 3 năm 254
(9 tháng)
Thánh Lucius LUCIUS I
Thánh Luciô
LuciusRoma,Đế quốc La Mã
ông nghiêm cấm các giáo hữu nam nữ không được chung sống một nhà, nếu không có quan hệ huyết nhục với nhau và cũng chỉ thị các giáo sĩ không nên sống chung một nhà với các nữ phó tế, dù chỉ là cho ở trọ vì lý do bác ái.[24]
23 12 tháng 5 năm 254 -
2 tháng 8 năm 257
(3 năm 3 tháng)
Thánh Stephen STEPHANUS I
Thánh Stêphanô
StephanusRoma, Đế quốc La Mã
Cuộc tranh chấp với những người theo phe ly giáo của Giáo hoàng giả Novatianus lại bùng lên. Ông đã bị chém đầu giữa lúc thi hành nhiệm vụ trên ngai Giáo hoàng trong hang toại đạo Thánh Callixtus.[25]
24 31 tháng 8 năm 257 -
6 tháng 8 năm 258
(11 tháng)
Thánh Sixtus II SYXTUS II
Thánh Xíttô II
SixtusHy Lạp
Vốn tính khiêm nhu, ông đã dàn xếp ổn thoả các cuộc tranh luận dưới thời Đức Cornelius, Lucianus và Stephanus và ông đã thực hiện việc di chuyển hài cốt hai Thánh Phêrô và Phaolô. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 6 tháng 8.[26]
25 22 tháng 7 năm 259 -
26 tháng 12 năm 268
(9 năm 5 tháng)
Thánh Dionysius DIONYSIUS
Thánh Điônisiô
DionysiusHy Lạp
Ông đã tổ chức lại các giáo xứ ở Roma và đã giành lại tự do cho các Kitô hữu từ tay Gallienus. Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên không được ghi vào danh sách các vị tử đạo.[27]
26 5 tháng 1 năm 269 -
30 tháng 12 năm 274
(4 năm 11 tháng)
Thánh Felix FELIX I
Thánh Fêlix
FelixRoma, Đế quốc La Mã
Ông khẳng định thiên tính và nhân tính của Chúa Giêsu Kitô và giáo lý về hai bản tính trong một ngôi vị.Ông khởi xướng tập tục chôn táng các vị tử đạo dưới gầm bàn thờ và cử hành thánh lễ trên các mộ đó. Sau cùng, ông chịu đau đớn vì cuộc bách hại của Aurelianus. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 30 tháng 12.[28]
27 4 tháng 1 năm 275 -
Tháng 12 năm 283
(8 năm 11 tháng)
Thánh EutychianEUTYCHIANUS
Thánh Êutykianô
EutychianusÔng truyền thi hài các vị tử đạo nên được bọc liệm trong áo "Dalmatic" tương tự như áo choàng rộng các hoàng đế Roma mặc, nay là phẩm phục của các phó tế trong các đại lễ và ông đã thiết lập lễ cầu mùa. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 8 tháng 12 [29]
28 17 tháng 12 năm 283 -
22 tháng 4 năm 296
(13 năm 4 tháng)
Thánh Caius CAIUS
Thánh Caiô
CaiusÔng quy định những ai chịu chức Giám mục phải qua các chức giữ cửa, đọc sách, giúp lễ, trừ tà, phụ phó tế, phó tế và linh mục. Ông tử đạo dưới tay cậu ruột là hoàng đế Diocletianus. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 22 tháng 4.[30]
29 Năm 296 -
Năm 304
(8 năm)
Thánh Marcellinus MARCELLINUS
Thánh Marcellinô
MarcellinusÔng đã ra lệnh phá huỷ các nhà thờ và sách thánh trong cuộc bách hại của hoàng đế Diocletianus. Giáo hội công giáo suy tôn ông là một vị thánh, mừng lễ vào ngày 26 tháng 4.[31]

Lên ngôi trong thế kỉ 4 (từ năm 301 đến năm 400)

STTThời gianẢnhTông hiệu
Latinh  • Việt
Tên thậtNơi sinhĐặc điểm nổi bật
30 Năm 308 -
Năm 309
Thánh Marcellus MARCELLUS
Thánh Marcellô
MarcellusÔng phải giải quyết khó khăn là tha thứ cho những kẻ bội giáo trong thời kỳ bách hại. Ông quy định công đồng chỉ được triệu tập khi có lệnh của Giáo hoàng.[32]
31 Năm 309 -
Năm 310
Thánh Eusebius EUSEBIUS
Thánh Êusêbiô
EusebiusTrong triều đại của ông, các cuộc tranh luận về những kẻ bội giáo lại tiếp tục, đưa Giáo hội gần đến chỗ chia rẽ. Ông thành công trong việc dung hoà giữa kỷ luật và tha thứ. Ông tử đạo tại Sicili.[33]
32 2 tháng 7 năm 311 -
11 tháng 1 năm 314
Thánh Miltiades MILTIADES
Thánh Miltiadê
Miltiades (hoặc Melchiades)Châu PhiDưới triều đại ông, hoàng đế Constantinus đã công bố tha đạo (chiếu chỉ Milan năm 313) cho các tín hữu Kitô giáo. Bánh thánh có từ thời kỳ này. Ông cho xây dựng Đền thờ Thánh Joannes Lateranus.[34]
33 31 tháng 1 năm 314 -
31 tháng 12 năm 335
Thánh SilvesterSILVESTER I
Thánh Sylvestrô
SilvesterRôma, Đế quốc La Mã
Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên đội mũ ba tầng. Ông chủ toạ Công đồng Chung đầu tiên ở Nicaea năm 325, trong đó Kinh Tin Kính được công bố. Ông ấn định Chúa Nhật là ngày nghỉ việc dành để tưởng niệm Chúa Phục Sinh. Ông đã cho đặt mão gai có đinh sắt trên tượng chịu nạn.[35]
34 18 tháng 1 năm 336 -
7 tháng 10 năm 336
Thánh Marcus MARCUS
Thánh Máccô
MarcusRoma, Đế quốc La Mã Ông đã ra chỉ thị Giáo hoàng nên được Giám mục Ostia thánh hiến. Ngài đã thiết lập nghi thức trao dây Pallium vẫn còn được dùng tới ngày nay. Lịch những ngày lễ tôn giáo đầu tiên đã xuất hiện trong thời ông.[36]
35 6 tháng 2 năm 337 -
12 tháng 4 năm 352
Thánh Julius IULIUS I
Thánh Giuliô
JuliusRoma, Đế quốc La Mã Ông đề nghị Giáo hội Đông Phương mừng lễ Giáng Sinh 25-12 thay vì mừng chung vào lễ Hiển Linh 6-1. Ông được coi là vị sáng lập Văn khố Toà Thánh từ khi ngài truyền phải lưu giữ tất cả các công văn chính thức.[37]
36 17 tháng 5 năm 352 -
24 tháng 9 năm 366
Liberius LIBERIUS
Giáo hoàng Libêrô
LiberiusNhững cuộc tranh luận chống lạc giáo Arius tái diễn khiến nảy sinh việc bầu chọn Giáo hoàng giả Felix II. Ông đã đặt móng xây đền thờ Đức Bà Cả, để ghi dấu địa điểm sau trận tuyết rơi ngày 15-8.[38]
37 1 tháng 10 năm 366 -
11 tháng 12 năm 384
Thánh Damasus DAMASUS I
Thánh Đamasô
DamasusGuimarães, Bồ Đào Nha
Ông đã ban phép cho các ca đoàn do Thánh Ambrosius sáng lập, luân phiên hát Thánh Vịnh. Ông giới thiệu cách dùng từ Do Thái "Alleluia" và tìm được bản dịch Thánh Kinh bằng tiếng Do Thái.[39]
38 11 tháng 12 năm 384 -
26 tháng 11 năm 399
Thánh Siricius SIRICIUS
Thánh Siriciô
SiriciusRôma, Đế quốc La Mã Ông là người đầu tiên sau Thánh Phêrô dùng tước hiệu "Giáo hoàng" (Papa) từ tiếng Hy Lạp. Đến nay từ này vẫn còn được công nhận, là từ ghép bởi những chữ đầu của thành ngữ: Petri Apostoli Potestatem Accipiens (người nhận quyền của Tông Đồ Phêrô). Ông chủ trương linh mục cần phải sống đời độc thân.[40]
39 27 tháng 11 năm 399 -
19 tháng 12 năm 401
Thánh Anastasius ANASTASIUS I
Thánh Anastasiô
AnastasiusRôma, Đế quốc La Mã
Ông đã giải quyết cuộc ly giáo giữa Roma và Giáo hội Antioch, mạnh mẽ chống lại những người theo bè rối thực hành vô luân; họ chủ trương thiên tính cũng ẩn tàng trong những đồ vật. Ông chỉ thị các linh mục nên đứng trong khi đọc Tin Mừng.[41]

Lên ngôi trong thế kỉ 5 (từ năm 401 đến năm 500)

STTThời gianẢnhTông hiệu
Latinh  • Việt
Tên thậtNơi sinhĐặc điểm nổi bật
40 22 tháng 12 năm 401 -
12 tháng 3 năm 417
Thánh Innocent INNOCENTIUS I
Thánh Innôcentê I
Rôma, Ý
Ông thiết lập các nghi thức của lễ nghi Roma và thuyết phục Honorius ngăn cấm những cuộc quyết đấu võ thuật tại các thao trường.[42]
41 18 tháng 3 năm 417 -
26 tháng 12 năm 418
Thánh ZosimusZOSIMUS
Thánh Dôsimô
Zosimus Ông có nhân cách mạnh mẽ và quan tâm đến quyền lợi của Giáo hội, chống lại sự can thiệp của bên ngoài. Với quan niệm luân lý khắt khe, ông không cho những người con ngoại hôn được đào tạo thành linh mục. Ông gửi các giám quản tông toà đến Pháp.[43]
42 29 tháng 12 năm 418 -
4 tháng 9 năm 422
Thánh Boniface BONIFATIUS I
Thánh Bônifaciô I
Sự can thiệp của ông hoàng Charles xứ Ravenna đánh dấu bước khởi đầu cho thời kỳ thế quyền xen vào việc bầu chọn Giáo hoàng. Lễ đăng quang của ông phải hoãn lại mấy tháng, vì sự có mặt của Giáo hoàng giả Eulalius.[44]
43 10 tháng 9 năm 422 -
27 tháng 7 năm 432
Thánh CelestineCOELESTINUS I
Thánh Cêlestinô I
Celestine Ông đã triệu tập Công đồng Chung III (năm 431) và kết án những ai theo Nestorius, Giáo chủ Constantinople. Ông đã cử Thánh Patrick tới Ireland.[45]
44 31 tháng 7 năm 432 -
Tháng 8 năm 440
Thánh Sixtus IIISIXTUS III
Thánh Xíttô III
Ông đã cho trang trí Vương cung thánh đường Đức Bà Cả theo lối ghép mảnh. Ông là tác giả một số thư chung và duy trì pháp quyền của Roma trên Illiria chống lại hoàng đế Đông Phương muốn bắt họ phải lệ thuộc Constantinople.[46]
45 29 tháng 9 năm 440 -
10 tháng 11 năm 461
lớn LEO I
Thánh Lêô I
LeoTuscany, Ý
Ông được gọi là Leo "Cả" vì có công lớn trong việc gìn giữ sự hợp nhất của Giáo hội. Ông đã triệu tập Công đồng Chung IV và V để khẳng định Mầu nhiệm Nhập Thể.[47]
46 19 tháng 11 năm 461 -
29 tháng 2 năm 468
Thánh HilariusHILARIUS
Thánh Hilariô
Hilarius hay HilarusSardinia, Ý
Chủ trương của ông là noi theo vị tiền nhiệm vĩ đại của mình. Ông khẳng định phải có một mức độ hiểu biết văn hoá mới trở thành linh mục, các Giáo hoàng và Giám mục không nên bổ nhiệm những người kế vị mình. Ông đã thiết lập một đại diện tông toà ở Tây Ban Nha.[48]
47 3 tháng 3 năm 468-
10 tháng 3 năm 483
lớnSIMPLICIUS
Thánh Simpliciô
SimpliciusTivoli, Ý
Trong thời ông, xảy ra cuộc thất trận của hoàng đế Tây Phương và cuộc ly giáo, từ đó dẫn đến việc thành lập các Giáo hội Armenia, Syria và Ai Cập. Ông đã quy định việc phân phối các lễ vật dâng cúng của khách hành hương cho các thánh đường mới,.[49]
48 13 tháng 3 năm 483 -
1 tháng 3 năm 492
lớnFELIX III
Thánh Fêlix III
Roma, Ý
Vì trước đó có Giáo hoàng đối lập Felix II nên có danh sách bắt đầu với II và có danh sách bắt đầu với III cho các Felix từ vị này về sau. Ông đã cố gắng tái lập hoà bình trong Giáo hội Đông Phương bị khủng hoảng.[50]
49 1 tháng 3 năm 492 -
21 tháng 11 năm 496
lớnGELASIUS I
Thánh Gêlasiô I
GelasiusRoma, Ý
Ông thiết lập bộ luật thống nhất các lễ nghi và nghi thức. Vì lòng bác ái của ông, ông được gọi là "cha của người nghèo". Ông chủ trương thần quyền trên thế quyền. Ông thêm Kinh Thương Xót vào thánh lễ.[51]
50 24 tháng 11 năm 496 -
19 tháng 11 năm 498
lớnANASTASIUS II
Giáo hoàng Anastasiô II
Ông đã chinh phục vua Clovis và cả dân Pháp trở lại đạo. Ông bị kiệt sức vì những phe phái lạc giáo, thậm chí còn bị tố cáo là gây chia rẽ.[52]
51 22 tháng 11 năm 498 -
19 tháng 7 năm 514
lớnSYMMACHUS
Thánh Symmacô
SymmachusSardinia, Ý
Ông củng cố sở hữu của Giáo hội về việc cho phép hàng giáo sĩ sử dụng những phúc lợi thường ngày. Ông đã chuộc lại tất cả các nô lệ và cho họ được hưởng tự do. Ông có công xây dựng khởi đầu Toà Thánh Vatican.[53]

Lên ngôi trong thế kỉ 6 (từ năm 501 đến năm 600)

STTThời gianẢnhTông hiệu
Latinh  • Việt
Tên thậtNơi sinhĐặc điểm nổi bật
52 20 tháng 7 năm 514 -
19 tháng 7 năm 523
lớnHORMISDAS
Thánh Hormisđa
HormisdasLazio (Ý)Trong suốt triều đại Giáo hoàng của ông đã diễn ra cuộc hoà giải cuối cùng giữa Giáo hội Đông Phương và Tây Phương. Ông quyết định không được phong chức Giám mục cho những người vì đặc ân và ban thưởng. Ông là một người đã lập gia đình và góa vợ trước khi được truyền chức.Ông đã có một người con trai sau này trở thành Giáo hoàng Silverius.[54]
53 13 tháng 8 năm 523 -
18 tháng 5 năm 526
lớn IOANNES I
Thánh Gioan I
Triều đại của ông đầy sóng gió vì sự thù hằn của Hoàng đế Theodoric.[55]
54 13 tháng 7 năm 526 -
22 tháng 9 năm 530
lớnFELIX IV
Thánh Fêlix IV
Sanniti (Ý)Trong suốt triều đại của ông, lối sống ẩn tu lan rộng khắp nước Ý và Đan viện Montecassino được xây dựng. Ông đã cấm các cuộc thảo luận về người kế nhiệm Giáo hoàng khi vị Giáo hoàng còn tại thế. Phần lớn giới tăng lữ đã chống lại ý định của Giáo hoàng Felix[56]
55 22 tháng 9 năm 530 -
17 tháng 10 năm 532
lớnBONIFATIUS II
Giáo hoàng Bônifaciô II
RomaÔng được đắc cử do sự lựa chọn của vị Giáo hoàng tiền nhiệm: Giáo hoàng Felix IV lúc nằm trên giường bệnh sắp lâm chung. Có một thời gian ông đã bị coi là Ngụy giáo hoàng. Do nhóm đối lập đã bầu Giáo hoàng Dioscorus.[57]
56 2 tháng 1 năm 533 -
8 tháng 5 năm 535
lớnIOANNES II
Giáo hoàng Gioan II
MercuriusÔng là vị Giáo hoàng đầu tiên đã đổi tên riêng của mình là Mercurius, tên của thần dân ngoại, sang tên hiệu Joannes. Kể từ đây khi đăng toà, các Giáo hoàng đều đổi tên, lấy tên một tông đồ, một đấng thánh hoặc một vị tiền nhiệm vinh quang. Bất chấp chiếu chỉ của vua Atalaric, Giáo hoàng vẫn được nhìn nhận là thủ lĩnh của các Giám mục trên toàn thế giới.[58]
57 13 tháng 5 năm 535 -
22 tháng 4 năm 536
lớnAGAPITUS I
Thánh Agapêtô I
Ông ra nhiều nghị quyết chống giáo phái phản Công Đồng Chalcêđônia, chống bè rối Mani, chống Do thái và chống ngoại giáo. Ông bị hoàng hậu Theodora, một tín đồ theo bè rối Eutiches, đầu độc.[59]
58 1 tháng 6 năm 536 -
11 tháng 11 năm 537
lớnSILVERIUS
Thánh Silvêriô
SilveriusÔng được yêu cầu xét lại vụ Anthimô, thượng phụ Constantinopoli, bị tình nghi theo thuyết Đơn tính, và bị Đức cố Giáo hoàng kết án, ông đã từ chối. Ông bị xử về tội "phản quốc", bị đày sang xứ Pontô (Palmarola, Italy)[60]
59 29 tháng 3 năm 537 -
7 tháng 6 năm 555
lớnVIGILIUS
Giáo hoàng Vigiliô
VigiliusRomaÔng cương quyết chống lại chính sách của hoàng đế Justianô trong vụ "Ba Chương" (Trois Chapitres). Tên của Giáo hoàng Vigiliô lúc bấy giờ bị xóa tên trên "thư giáp bảng" (diptique), nơi ghi danh tính các Giáo hoàng. Ông bị tố cáo là bội giáo, vì người ta cho rằng khi luận phi "Ba đoạn" tức là ông đã "tự rút khỏi giáo hội công giáo". Nhưng trên thực tế, ông vẫn trung thành với lập trường của Cacledonia, được vạch rõ trong bản tuyên ngôn đề ngày 11 tháng 4 năm 548[61]
60 16 tháng 4 năm 556 -
4 tháng 3 năm 561
lớnPELAGIUS I
Giáo hoàng Pêlagiô I
PelagiusRomaÔng đã góp phần giảm bớt tình trạng khốn khổ tại Ý, sau những cuộc xâm lược của dân Goths, Ông cũng dẹp bỏ tình trạng buôn thần bán thánh và đưa về hiệp nhất với Rôma. Ông giữ lòng trung thành với những nguyên tắc của Công giáo Chính Thống. Ông thừa nhận các quyết định của Công Đồng Constantinople, ủng hộ lạc giáo Eutyche.[62]
61 17 tháng 7 năm 561 -
13 tháng 7 năm 574
lớnIOANNES III
Giáo hoàng Gioan III
CatelinusÔng cứu nước Ý thoát khỏi người Man Di, vì trong cuộc tiến công tàn bạo của quân Lombard theo lệnh Narsete. Ông đã tập họp tất cả những người dân Ý chống lại những hành động dã man của quân xâm lăng.[63]
62 2 tháng 6 năm 575 -
30 tháng 7 năm 579
lớnBENEDICTUS I
Giáo hoàng Biển Đức I
BenedictusÔng cố gắng hoài công, để tái lập trật tự trong nước Ý và Pháp bị hỗn độn vì quân Lombard xâm lược và những rối ren nội bộ. Ông phê chuẩn Công đồng Chung V tại Constantinople. Ông qua đời khi thành Roma bị vây hãm trong cuộc xâm lăng của người Lombard.[64]
63 26 tháng 11 năm 579 -
7 tháng 2 năm 590
lớnPELAGIUS II
Giáo hoàng Pêlagiô II
PelagiusRomaÔng tận tâm lo việc xoá bỏ đau khổ của người nghèo, người đau ốm và người già, làm nhiều việc để chăm sóc họ và thậm chí đi đến độ biến nơi ở của mình thành nơi trú ẩn cho những người này. Ông cũng nổi tiếng về sự dung thứ sự kết hôn của các linh mục nếu những người này không còn chuyển các tài sản của Giáo hội cho vợ con của họ nữa. Người ta cho rằng ông qua đời vì bị nhiễm bệnh dịch hạch khủng khiếp.[65]
64 3 tháng 9 năm 590 -
12 tháng 3 năm 604
lớnGREGORIUS I
Thánh Grêgôriô I
GregoriusRomaGrêgôriô được nâng lên một vị trí ngang hàng với Thánh Augustine, Thánh Ambrôsiô và Thánh Giêrôme như một trong bốn vị tiến sĩ nòng cốt của Giáo hội Tây Phương. (Xét về thời gian, Giáo hoàng Grêgôriô I thuộc giai đoạn ba, nhưng được xếp vào "tứ trụ" Giáo hội Tây phương do ảnh hưởng lớn lao của ông). Là người của hành động song ông cũng viết nhiều sách thần học theo tư tưởng của thánh Ambroise và thánh Augustin. Cả một thời trung cổ rồi sẽ sống theo thần học của ông, một học thuyết có phần vắt tắt nhưng khỏe khoắn. Ông là người đã tái khẳng định quyền của Giáo hoàng về mặt dân sự, khởi đầu cho thời kỳ "năng quyền thế tục" của Giáo hoàng

[66]

Lên ngôi trong thế kỉ 7 (từ năm 501 đến năm 700)

STTThời gianẢnhTông hiệu
Latinh  • Việt
Tên thậtNơi sinhĐặc điểm nổi bật
65 13 tháng 9 năm 604 -
22 tháng 2 năm 606
lớnSABINIANUS
Giáo hoàng Sabinianô
Blera (Ý)Ông quy định phải thắp đèn chầu trong các nhà thờ. Một khi đã được bầu làm Giáo hoàng, ông làm mọi cách để hạ uy tín của Đức Gregory bằng những cáo trạng vô căn cứ vì lòng ganh tị với Đức Gregory, một người tiền nhiệm rất được quý trọng. Ông chết dữ vào tháng 6 năm 606.[67]
66 19 tháng 2 năm 607 -
12 tháng 11 năm 607
lớnBONIFATIUS III
Giáo hoàng Bônifaciô III
George HiltionRomaÔng đã có được tước hiệu Giám mục hoàn vũ; một tước hiệu chỉ thuộc về Giám mục Rôma (Thượng phụ Constatinôpooli cũng mang tước hiệu này). Ông cũng đã ngăn cấm việc sắp xếp vận động cho cuộc bầu chọn Giáo hoàng mới trong 3 ngày (hiện nay là 9 ngày) sau khi vị tiền nhiệm qua đời. Khi trở thành Giáo hoàng, ngài đạt được một tuyên ngôn dựa theo Phocas, rằng chỉ có Giám mục Rôma mới có thể triệu tập "Công Đồng Đại Kết". Ông chỉ thị công bố Giáo hoàng là Giám mục Roma và cũng là Giám mục toàn cầu.[68]
67 25 tháng 8 năm 608 -
8 tháng 5 năm 615
lớnBONIFATIUS IV
Thánh Bônifaciô IV
Ông đã thánh hiến đền thờ ngoại giáo của Agrippa, còn gọi là đền Pantheon để kính nhớ Đức Nữ Trinh và các thánh. Ông đã lập ra lễ Các Thánh 1-11. Ông cũng ra chỉ thị nâng cao luân lý và vật chất cho hàng giáo sĩ cấp thấp.[69]
68 19 tháng 10 năm 615 -
8 tháng 11 năm 618
lớnADEODATUS I
Thánh Ađêôđatô I
DeusdeditRomaÔng đã săn sóc những người phong cùi và nạn nhân dịch tễ. Dưới triều Giáo hoàng của ông sự độc lập khỏi thế lực Byzantine bắt đầu ngày càng rõ ràng và mạnh mẽ. Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên đã dùng dấu niêm phong các chỉ thị và tông sắc. Ấn mộc của Adeodatus là tông triện cổ nhất còn lưu giữ ở Vatican.[70]
69 23 tháng 12 năm 619 -
25 tháng 10 năm 625
lớnBONIFATIUS V
Giáo hoàng Bônifaciô V
Napoli (Ý)Ông ban đặc ân đền thờ cho những người bị bách hại trú ẩn trong các nhà thờ. Bonifacius V quan tâm đặc biệt đến Giáo hội Anglo-Saxon. Trong triều Giáo hoàng của ông diễn ra cuộc chạy trốn của Mohammed khỏi Mekka.[71]
70 27 tháng 10 năm 625 -
12 tháng 10 năm 638
lớnHONORIUS I
Giáo hoàng Hônôriô I
Ông đã gửi các thừa sai đi khắp thế giới thời ấy và đã lập lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa vào 14-9. Ông giải quyết xung đột giữa Giáo hội Đông Phương và phe ly giáo Aquileia về vấn đề "Ba Chương". Honorius I là một người quản lý tài giỏi. Ông cho tái thiết hệ thống cống dẫn nước ở Trajan và tu bổ lại mái của Đền Thánh Phêrô.[72]
71 Tháng 10 năm 638
2 tháng 8 năm 640
lớnSEVERINUS
Giáo hoàng Sêvêrinô
RomaMặc dù triều đại của ông rất ngắn ngủi, không đầy ba tháng nhưng ông cũng đã lên án sắc lệnh trình bày tín lý (Ecthèse) bênh vực các thuyết nhất ý của Heraclius I. Hoàng đế Heraclius I, liên kết về mặt chính trị với Sergiô (thượng phụ Constantinôpôli) ra lệnh cho tất cả thần dân của ông tán thành tập công thức thuyết Nhất ý do ông soạn thảo.[73]
72 24 tháng 12 năm 640 -
12 tháng 10 năm 642
lớnIOANNES IV
Giáo hoàng Gioan IV
DalmatiaÔng cố gắng đưa những tín hữu lầm lạc của Ai Cập trở về đường chân lý. Ông theo đường lối của vị tiền nhiệm và bảo vệ, đặc biệt, các công trình và đồ lưu niệm của Đức Honorius. Ông cho đưa di tích của các vị tử đạo Venantius, Anastasius và Maurus về đền thờ Lateranus và phong chức 28 linh mục và 18 Giám mục để khẳng định đức tin của họ.[74]
73 24 tháng 11 năm 642 -
14 tháng 5 năm 649
lớnTHEODORUS I
Giáo hoàng Thêôđôrê I
TheodoroPalestineÔng là người đầu tiên đã lấy lại tước hiệu Giám mục tối cao đã bị bỏ xó không dùng nữa từ thời tàn của tôn giáo Rôma cổ. Kể từ vị Giáo hoàng này, người ta có thể nói về chức Giám mục mà không phạm sự lỗi thời. Ông cũng chống lại thuyết Nhất Ý và bị Hoàng Đế Constans II ngăn cấm việc giải quyết các vấn đề thần học[75]
74 Tháng 7 năm 649 -
16 tháng 9 năm 655
lớnMARTINUS I
Thánh Máctinô I
Martin I là vị Giáo hoàng cuối cùng chịu tử vì đạo. Ông cùng với Maxime đã triệu tập công đồng chung (Công đồng Latran) từ ngày 5 tới ngày 31 tháng 10 năm 649, gồm 500 Giám mục để lên án lạc giáo và ly giáo.[76]
75 10 tháng 8 năm 654 -
2 tháng 6 năm 657
lớnEUGENIUS I
Thánh Êugêniô I
RomaCuộc bầu chọn ông diễn ra một năm trước khi Giáo hoàng Martinus I qua đời. Eugenius I được bầu làm Giáo hoàng do sự áp đặt của Constans. Khi cuối đời ông mới hoàn lương qua việc công khai hoá những sự sỉ nhục và bách hại mà Đức Martin đã phải chịu. Ông kịch liệt phản đối những âm mưu của hoàng đế và thông tin cho các nước Âu Châu về cái chết đau buồn của vị tiền nhiệm. Ông ra chỉ thị buộc tất cả các linh mục giữ đức khiết tịnh[77]
76 30 tháng 7 năm 657 -
27 tháng 1 năm 672
lớnVITALIANUS
Thánh Vitalianô
Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên quy định loại nhạc cụ trong phụng vụ, cho dùng đàn organ trong các lễ nghi tôn giáo. Sau khi Constans chết, Ông đã thành công trong việc thiết lập mối giao hảo với Constantine, con trai của Constans, nhờ đó mà có hoà bình giữa Rôma với Constantinople.[78]
77 11 tháng 4 năm 672 -
17 tháng 6 năm 676
lớnADEODATUS II
Giáo hoàng Ađêôđatô II
Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên dùng công thức "Chúc sức khoẻ và phép lành Toà Thánh" trong các thư từ của mình. Trong thời kỳ của ông một mối nguy hiểm mới đe doạ Kitô giáo: quân Saracens. Đức Adeodatus ban dân Venetians quyền bầu tổng trấn cho chính họ.[79]
78 2 tháng 11 năm 676 -
11 tháng 4 năm 678
lớnDONUS
Giáo hoàng Đônô
Ông đã chấm dứt việc ly giáo ở Ravenna, khuyến khích các Giám mục trợ giúp các trường học mới trong xứ Pháp thuộc Đức và trường Cambridge ở Anh. Là bạn của Hoàng Đế Constantine IV, ông được giúp đỡ để vượt qua được cuộc ly giáo giữa Rôma và Ravenna. Ông ủng hộ việc thành lập các trường học, trong đó có hai trường trở thành những trung tâm văn hoá nổi tiếng: Cambridge và Triers.[80]
79 27 tháng 6 năm 678 -
10 tháng 1 năm 681
lớnAGATHO
Thánh Agathô
AgathoSicilia (Ý)Ông đã chấm dứt hơn 60 năm cơn khủng hoảng "Nhất Ý chủ nghĩa". Ông đã gìn giữ những mối quan hệ chặt chẽ với các Giám mục Anh và khích lệ Ireland như là một trung tâm văn hoá. Agatho được gọi là "Thánh chữa bệnh" vì nhiều phép lạ ông đã làm.[81]
80 Tháng 12 năm 681 -
3 tháng 7 năm 683
lớnLEO II
Thánh Lêô II
Sicilia (Ý)Ông yêu cầu Hoàng Đế Constantine IV ban hành sắc lệnh thiết lập trình tự lễ phong chức Giám mục Ravenna phải được tổ chức tại Rôma và chỉ sau khi có chứng thư đệ trình lên Đức Giáo hoàng. Ông đưa Nước Thánh vào dùng trong lễ nghi Kitô giáo.[82]
81 26 tháng 6 năm 684 -
8 tháng 5 năm 685
lớnBENEDICTUS II
Thánh Benedict
Ông là một học giả uyên bác và có công hàn gắn những chia rẽ của Giáo hội La mã và Đông Phương. Triều Giáo hoàng của ông được đánh giá bởi sự chú ý của ông đến những người nghèo khổ, gần như là chủ nghĩa dân túy (populisme).[83]
82 12 tháng 7 năm 685 -
2 tháng 8 năm 686
lớnIOANNES V
Giáo hoàng Gioan V
SyriaÔng tái lập trật tự cho các giáo phận ở Sardegna và Corse, tranh đấu cho Toà Thánh quyền bổ nhiệm các Giám mục ở các hải đảo này.[84]
83 21 tháng 10 năm 686 -
22 tháng 9 năm 687
lớnCONON
Giáo hoàng Cônon
Ông đã nâng Thánh Kilianô, nhà truyền giáo Ái Nhĩ Lan, lên hàng Giám mục và sai đi rao giảng đức tin tại Francônia. Thời Giáo hoàng của ông, Giáo hội bị khủng hoảng trầm trọng. Ông đã được bầu làm Giáo hoàng vào lúc tuổi đã quá cao để cho quân đội Rôma và hàng giáo sĩ lúc bấy giờ đang bất hòa với nhau có thời gian nghỉ ngơi để tìm một người kế vị ngai thánh Phê-rô làm vừa lòng cả hai phe.[85]
84 15 tháng 12 năm 687 -
8 tháng 9 năm 701
lớnSERGIUS I
Thánh Sergiô I
Sicilia (Ý)Ông đã cương quyết loại trừ phái lạc giáo nổi dậy ở Rôma và chặn đứng được cuộc ly giáo của Aquileia. Ông đưa vào phụng vụ Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa. Ông gặp phải xung đột căng thẳng với Hoàng Đế Justinian II mới, hoàng đế này cho triệu tập một công đồng nhưng không mời Giáo hoàng. Justinian đã ra lệnh bắt Giáo hoàng. Sự kiện này dẫn đến cuộc nổi dậy của dân chúng và hoàng đế Justinian bị lưu đày.[86]

Lên ngôi trong thế kỉ 8 (từ năm 701 đến năm 800)

STTẢnhThời gianTông hiệu
Latinh  • Việt
Tên thậtNơi sinhĐặc điểm nổi bật
85 30 tháng 10 năm 701 -
11 tháng 1 năm 705
lớnIOANNES VI
Giáo hoàng Gioan VI
Hy LạpTriều đại của ông ở trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn của Kitô giáo, vừa loại trừ quân Saracens và Tây Ban Nha, ông đã bảo vệ các quyền lợi của Giáo hội chống lại hoàng đế và chuộc lại nhiều nô lệ. Ông cũng đã phải đương đầu với hoàng đế Phương Tây. Khi hoàng đế Phương Tây cố bỏ tù Đức John.

[87]

86 1 tháng 3 năm 705 -
18 tháng 10 năm 707
lớnIOANNES VII
Giáo hoàng Gioan VII
Hy LạpÔng không chấp nhận mưu đồ đen tối của hoàng đế Justinianus II là kẻ đã khởi xướng những cuộc tàn sát khiến cho các dân tộc La Tinh ngày càng xa cách nhau và xa cách với Đông Phương. Ông chống lại Justinian II. Ông trở lại nắm quyền và đưa ý kiến của một vị Giáo hoàng lên như thể một giáo huấn để chống lại Constantinople.[88]
87 15 tháng 1 năm 708 -
4 tháng 2 năm 708
lớnSISINNIUS
Giáo hoàng Sisinniô
SyriaTriều đại Giáo hoàng của ông rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài có 21 ngày do ông qua đời vì lâm trọng bệnh[89]
88 25 tháng 3 năm 708 -
9 tháng 4 năm 715
lớnCONSTANTINUS
Giáo hoàng Constantinô
ConstantinusSyriaGiáo hoàng Constantinus đã làm cho hoàng đế Giustinianô II chấp nhận các lý do Giáo hoàng Sergiô I (678-701) từ chối chuẩn y các nghị quyết của công đồng "vòm" năm 691. Sự dàn xếp tạm thời này được ký kết tại Byzancia [90]
89 19 tháng 5 năm 715 -
11 tháng 2 năm 731
lớnGREGORIUS II
Thánh Grêgôriô II
Ông tổ chức các thượng hội đồng để chấn chỉnh các nhũng lạm, ngăn chặn lạc giáo và cổ vũ tinh thần kỷ luật và luân lý. Ông tái xây dựng một phần lớn các tường thành Rôma để bảo vệ thành phố này chống với các cuộc tấn công của quân Lombard. Gregorius II tái thiết nhiều nhà thờ, và đặc biệt rất quan tâm đến người đau yếu và người già. Ðan viện lớn gần nhà thờ Thánh Phaolô đã được tái thiết, tu viện của Monte Cassino do quân Lombard đã phá hủy cách đó 150 năm. Gregorius II tấn phong Thánh Boniface và Thánh Corbinian làm Giám mục để đi truyền giáo cho các sắc dân ở Ðức.[91]
90 18 tháng 3 năm 731 -
28 tháng 11 năm 741
lớnGREGORIUS III
Thánh Grêgôriô III
SyriaGiáo hoàng có biệt danh là "bạn của những người nghèo khó và những kẻ khốn cùng". Ông nổi bật về nhân đức và văn hóa. Ông tăng thêm gấp bội những mối quan hệ với các thủ lĩnh tinh thần và dân sự. Ông tổ chức hàng giáo phẩm, phân lãnh thổ Đức thành nhiều địa phận:mỗi Giám mục mang trách nhiệm một vùng nhất định, và giáo dân trực thuộc hàng giáo phẩm địa phương[92]
91 3 tháng 12 năm 741 -
22 tháng 3 năm 752
lớnZACHARIAS
Thánh Dacaria
ZachariasHy LạpÔng là người Đông Phương, Hylạp cuối cùng trong danh sách Giáo hoàng. Ông nổi tiếng về lòng trắc ẩn và được thán phục bởi khả năng thuyết phục. Ông rất khéo léo trong hoạt động chính trị. Giáo hoàng Zacharius nắm giữ việc xây dựng hòa bình và cứu người dân thoát khỏi những cuộc chinh chiến thảm khốc.[93]
23 tháng 3 năm 752 -
25 tháng 3 năm 752
lớnSTEPHANUS II
Giáo hoàng Stêphanô II
Không có trong danh sách chính thức của Vatican nhưng có trong Catholic Encyclopedia; Do đó trong nhiều danh sách các Stephanus sau này bắt đầu với II.[94].
92 26 tháng 3 năm 752 -
26 tháng 4 năm 757
lớnSTEPHANUS II
Giáo hoàng Stêphanô II
Ông công bố: không một giáo dân nào được bầu làm Giáo hoàng nếu chưa được làm hồng y.[95]
93 29 tháng 5 năm 757 -
28 tháng 6 năm 767
lớnPAULUS I
Thánh Phaolô I
Paulus III đã cổ vũ sự liên kết sâu xa hơn với Giáo hội Hy Lạp. Ông đi thăm các nhà tù và giúp đỡ những tù nhân bị kết án vì nợ nần. Trong triều đại của ông có hai ngụy Giáo hoàng là Constantinus và Philippus.
94 1 tháng 8 năm 767 -
24 tháng 1 năm 772
lớnSTEPHANUS III
Giáo hoàng Stêphanô III
Sicilia (Ý)Ông cố gắng tránh các bất đồng nội bộ và sự chống đối do việc vừa phải thề trung thành với hoàng đế vừa làm Giáo hoàng. Stephanus IV không bận tâm để ý ngay đến hoàng đế mới, Louis. Làm như vậy để cho hoàng đế hiểu rằng, ông nhìn nhận quyền lực chính trị của hoàng đế nhưng đó không phải việc lãnh đạo tinh thần.[95]
95 1 tháng 2 năm 772 -
26 tháng 12 năm 795
lớnHADRIANUS I
Giáo hoàng Ađrianô I
RomaGiáo hoàng Hadrianus là một chính khách khôn khéo ý thức được phẩm cách của mình. Ông bắt đầu liên kết với Charlemagne và chấm dứt sự thống trị của Longobards ở Ý.Ông bắt đầu một cuộc khôi phục quy mô các ngôi thánh đường ở Rôma và xây dựng Nhà Tế Bần Thánh Thần (Santo Spirito Hospital) vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Ông cho phục hồi các bức tường thành Roma và các hào luỹ cổ xưa và cho cho đúc bức tượng bằng vàng trên mộ Thánh Phêrô và lót sân bằng bạc ở phía trước bàn thờ Toà Cáo Giải.[96]
96 26 tháng 12 năm 795 -
12 tháng 6 năm 816
Thánh Lêô IIILEO III
Thánh Lêô III
Đảo chính xảy ra trong thời gian ông làm Giáo hoàng và nhờ có vua Charlemagnes, Ông trở về Roma nắm quyến vào mùa thu 799. Với sự giúp đỡ của Charlemagne, Ðức Lêô đã dẹp được lạc thuyết Thừa Tự. Khi Charlemagne từ trần năm 814 và Ðức Lêô không còn ai bảo vệ, quân thù lại nổi dậy chống đối ông. Với tất cả uy thế và quyền bính cá nhân, ông đã dẹp tan âm mưu nổi loạn của giới quý tộc ở Campagna. Tuy nhiên, ông vẫn bị giới quý tộc khinh miệt vì ông xuất xứ từ giới bình dân[97]

Lên ngôi trong thế kỉ 9 (từ năm 801 đến năm 900)

STTThời gianẢnhTông hiệu
Latinh  • Việt
Tên thậtNơi sinhĐặc điểm nổi bật
97 22 tháng 6 năm 816 -
24 tháng 1 năm 817
lớnSTEPHANUS IV
Giáo hoàng Stêphanô IV
StefanoRomaÔng cố gắng tránh các bất đồng nội bộ và sự chống đối do việc vừa phải thề trung thành với hoàng đế và với sứ mệnh một Giáo hoàng. Stephanus IV không bận tâm để ý ngay đến hoàng đế mới, Louis Ngoan Đạo, trong cuộc bầu cử của ông. Làm như vậy để cho hoàng đế hiểu rằng ngài nhìn nhận quyền lực chính trị của hoàng đế nhưng đó không phải việc lãnh đạo tinh thần.
98 25 tháng 1 năm 817 -
11 tháng 2 năm 824
lớnPASCHALIS I
Thánh Pascalê I
Pascale MassimiRomaÔng là người nhiệt thành và sốt sắng sùng kính các thánh tử đạo. Ông đã cho khai quật vô số tích thánh và cho lưu giữ tại nhiều thánh đường. Đặc biệt, ông cho mở thi hài Thánh Cecilia ở Hang Toại Đạo San Callisto. Ông say sưa khám phá các hang toại đạo và tìm được hơn 2.300 vị tử đạo. Ông cũng mở ra ở Rôma một nơi trú ẩn cho những người Hy-lạp bị cuộc bách hại của những người bài ảnh tượng buộc phải rời Đông phương[98]
99 8 tháng 5 năm 824 -
Tháng 8 năm 827
lớnEUGENIUS
Giáo hoàng Êugêniô II
RomaÔng được coi như người khai sinh các chủng viện và thành lập một hội đồng tối cao, để thi hành các khoản Giáo luật. Giả thuyết cho rằng đây là nguồn gốc của Giáo triều Rôma ngày nay. Chính sách của ông không rõ ràng cho lắm để rồi triều Giáo hoàng của ông chịu sự kiểm soát của Aachen như trước đây đã từng chịu sự khống chế của Constantinopolis.[99]
100 Tháng 8 năm 827 -
Tháng 9 năm 827
lớnVALENTINUS
Giáo hoàng Valentinô
RomaÔng rất được dân chúng, quý tộc và giáo sĩ yêu mến, vì sự tốt lành, lòng bác ái và đạo đức của ông. Người ta ít biết đến ông vì thời gian trị vì của ông rất ngắn: khoảng 40 ngày hoặc 1 tháng[100]
101 Năm 827 -
Tháng 1 năm 844
lớnGREGORIUS IV
Giáo hoàng Grêgôriô IV
Ông đã tổ chức quân đội hùng hậu dưới sự điều khiển của quận công xứ Tuscany, và 5 lần chiến thắng quân Saracens ở Phi Châu. Khoảng năm 830, ông cung hiến một đại thánh đường dâng kính các thánh và lễ các thánh bắt đầu có từ đấy[101]
102 Tháng 1 năm 844 -
7 tháng 1 năm 847
lớnSERGIUS II
Giáo hoàng Sergius II
RomaChỉ mình ông có quyền trao dây Pallium và chỉ mình Giáo hoàng chủ tọa lễ nghi xức dầu tấn phong hoàng đế. Ông cho lắp ráp lại các bậc thang của "Toà giảng" được gọi là "Cầu thang thánh".[102]
103 Tháng 1 năm 847 -
17 tháng 7 năm 855
lớnLEO IV
Thánh Lêô IV
RomaÔng là vị Giáo hoàng đầu tiên đánh dấu các văn kiện chính thức của ông theo niên hiệu triều Giáo hoàng của mình. Ông ban cho dân Venice quyền bầu chọn vị tổng trấn của họ. Lêô IV đã bảo vệ Rôma chống lại quân Hồi Giáo[103]
104 Năm 855 -
7 tháng 4 năm 858
lớnBENEDICTUS III
Giáo hoàng Biển Đức III
Biển Đức III là người thánh thiện, nhưng yếu đuối, 3 năm triều ông ghi dấu sự thoái bộ của quyền Giáo hoàng. Các Tổng Giám mục xứ Gaule lợi dụng để gia tăng sự tự trị của họ. Ông đã cố gắng liên kết các phe nhóm khác nhau để chống lại quân Saracens và nhấn mạnh đến vai trò gia đình và nêu cao bí tích hôn phối. Ông là vị Giáo hoàng có học thức và rộng lượng dấn thân chủ yếu làm công việc từ thiện đối với người nghèo và đau ốm.[104]
105 24 tháng 4 năm 858 -
13 tháng 11 năm 867
lớn NICOLAUS I
Thánh Nicholas
Ông cư xử như một nhà chuyên chế tuyệt đối ra luật pháp và điều kiện cho các Giám mục, hồng y và hoàng đế. Mục đích của ông rất rõ: thiết lập quyền Giáo hoàng trên hết mọi quyền bính dưới đất. Nicôla I là vị Giáo hoàng đầu tiên được nền văn minh Âu châu nhìn nhận là vị lãnh đạo của mình, là vị Giáo hoàng Trung Cổ đầu tiên. Ông ấn định lễ Đức Mẹ Lên Trời vào ngày 15-8. Ông cũng là Giáo hoàng đầu tiên đội mũ triều thiên. Giáo hoàng đã đặt Toà Thánh Phêrô vào một địa vị chưa từng có. Thoát khỏi sự thống trị của Byzancia, thoát ách chư hầu Đế quốc Carôlô, Giáo hoàng Chế quả đã lên đến thượng đỉnh thế giới Kitô giáo.[105]
106 14 tháng 12 năm 867 -
14 tháng 12 năm 872
lớnHADRIANUS II
Giáo hoàng Ađrianô II
RomaÔng được ghi nhớ qua việc đội vương miện cho vua nước Anh, Alfred Cả và cố gắng giải hoà những tranh chấp sâu xa giữa các dân tộc Công giáo. Ông triệu tập một công đồng tại Constantinopolis, tại đây Thượng Phụ Photius bị lên án và vạ tuyệt thông.[106]
107 14 tháng 12 năm 872 -
16 tháng 12 năm 882
lớnIOANNES VIII
Giáo hoàng Gioan VIII
RomaNgay khi vừa lên ngôi, ông đã tỏ ra đầy nghị lực: khi quân Hồi Giáo đổ bộ Terracina, cách Roma hơn 40 Km, dù chỉ nhận được sự hỗ trợ của cư dân Roma, ông đã đích thân đến tận nơi, bắt 18 chiếc tàu và 600 tù binh. Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đã có ý thức về Khối Kitô giáo.[107]
108 16 tháng 12 năm 882 -
15 tháng 5 năm 884
lớnMARINUS I
Giáo hoàng Marinô I
Ông gây áp lực mạnh đối với hoàng đế Đông Phương Basil, để chống lại các phe lạc giáo. Ông dứt phép thông công Photius thêm một lần nữa.[108]
109 17 tháng 5 năm 884 -
Tháng 9 năm 885
lớnHADRIANUS III
Thánh Ađrianô III
RomaNgay sau khi lên ngôi, ông chống lại Photius. Đồng thời, ông cũng bác bỏ mọi yêu cầu và áp lực của hoàng đế Đông Phương ủng hộ Photius.[109]
110 Năm 885 -
14 tháng 9 năm 891
lớnSTEPHANUS V
Giáo hoàng Stêphanô V
Ông có được mối quan hệ tốt đẹp với Leo VI, hoàng đế Đông Phương, chính ông tuyên bố chống lại lạc giáo Photius. Quãng đời còn lại ông là bị truất phế, giam lỏng ở một tu viện và cuối cùng ông qua đời ở đó. Thánh Đế Rôma lụi tàn và trở thành ba nước: Ý, Pháp và Đức.[110]
111 19 tháng 9 năm 891 -
4 tháng 4 năm 896
lớnFORMOSUS
Giáo hoàng Formôsô
Ostia (Ý)Bị Stephen VI đào mộ lôi xác lên xử tội trong Tòa án quái dị[111]
112 4 tháng 4 năm 896 -
19 tháng 4 năm 896
lớnBONIFACIUS VI
Giáo hoàng Bônifaciô VI
RomaÔng được lên kế vị Formôsiô bởi một bọn phiến loạn những người Rô-ma. Ông chỉ cai trị có 15 ngày, sau đó ông chết vì bệnh gút hoặc bị hạ bệ bởi bọn phiến loạn Spôlét tùy theo các truyền thống. Việc bầu ông bị hủy bỏ trong Công đồng Rô-ma do Gioan IX triệu tập năm 898.

[112]

113 22 tháng 5 năm 896 -
Tháng 8 năm 897
lớnSTEPHANUS VI
Giáo hoàng Stêphanô VI
Ông cho quật xác vị tiền nhiệm gián tiếp là Đức Formosus và cho kéo lê một cách ô nhục và đê tiện nhất. Người ta gọi đây là "công đồng xác chết". Mọi đạo luật của vị tiền nhiệm đều bị ông tuyên bố là không có hiệu lực. Ông cũng buộc các giáo sĩ do Formosus phong chức phải rút lui. Các hành động này nọ đã đem lại cho ông sự căm ghét của dân chúng. Stephanus VI bị bắt và bị siết cổ nhưng thi hài của ông không bị báng bổ.[113]
114 Tháng 8 năm 897 -
Tháng 11 năm 897
lớnROMANUS
Giáo hoàng Rômanô
Romanus khôi phục việc tưởng nhớ Đức Formosus bị Giáo hoàng trước lăng nhục bằng công đồng xác chết. Có thể ông đã chết vì bị đầu độc. Triều Giáo hoàng của ông là ngắn ngủi nhất.Tuy nhiên, ngày qua đời của ông hiện này vẫn chưa rõ.[114]
115 Tháng 12 năm 897lớnTHEODORUS II
Giáo hoàng Thêôđôrê II
TheodorusTheodorus II cũng phục hồi lại cho Đức Formosus và về sau còn phục hồi toàn bộ đạo luật trong triều Giáo hoàng của Đức Formosus. Theodorus qua đời đột ngột, có thể bị ám sát bằng cách đầu độc[115]
116 Tháng 1 năm 898 -
Tháng 1 năm 900
lớnIOANNES IX
Giáo hoàng Gioan IX
Giáo hoàng đã triệu tập một công đồng để dứt phép thông công và lưu đày tất cả các hồng y đồng loã với Stephen VI và khôi phục tiếng tốt cho Giáo hoàng Formosus. Ông cũng phong cho Lambert Spoleto làm vua của Ý và vị vua này lãnh trách nhiệm bảo vệ Giáo hội và Đức Giáo hoàng[116]
117 1 tháng 2 năm 900 -
30 tháng 7 năm 903
lớnBENEDICTUS IV
Giáo hoàng Biển Đức IV
BenedettoRoma

Lên ngôi trong thế kỉ 10 (từ năm 901 đến năm 1000)

STTThời gianẢnhTông hiệu
Latinh  • Việt
Tên thậtNơi sinhĐặc điểm nổi bật
118 Tháng 7 năm 903 -
Tháng 9 năm 903
lớnLEO V
Giáo hoàng Lêô V
Ý Ông hoàn toàn không phù hợp với chức vị cao do đây là thời kỳ suy đồi và thối nát về luân lý kinh khủng. Người giúp đỡ tinh thần cho ông, Hồng y Christopher đã truất phế ông bằng võ lực và giam ông trong một tu viện. Trong thời cuộc hỗn loạn, ông bị cầm tù và ám sát.
119 29 tháng 1 năm 904 -
14 tháng 4 năm 911
lớnSERGIUS III
Giáo hoàng Sergiô III
SergiusRoma Ông là một trong những hồng y can dự vào việc báng bổ thi hài Đức Formosus. Ông cho xây lại đền thờ Thánh Joannes Lateranus bị hoả hoạn thiêu rụi. Sergius III chủ trương và bảo vệ quyền lợi Giáo hội, chống lại các lãnh chúa phong kiến. Lần đầu tiên, mũ ba tầng xuất hiện trên huy hiệu Giáo hoàng của ông. Trong thời gian đầu, giáo triều bị chi phối bởi hai mẹ con bà Theodora và Marozia, là vợ và con gái của nguyên lão nghị viện Theophilaco, người nắm toàn quyền hành chánh lẫn quân sự ở Roma từ năm 900-915.
120 Tháng 4 năm 911 -
Tháng 6 năm 913
lớnANASTASIUS III
Giáo hoàng Anastasiô III
AnastasiusRoma Ông là người đạo đức. Trong suốt triều đại Giáo hoàng của ông đã diễn ra một cuộc trở lại Kitô giáo của người Norman. Ông không thực hiện được gì nhiều, do tình hình nội bộ bất ổn. Anastasius III chịu đau khổ vì áp lực của vua Berengarius I.
121 Tháng 8 năm 913 -
Tháng 2 năm 914
lớnLANDO
Giáo hoàng Lanđô
LandoÝ Ông lên ngôi Giáo hoàng là do những âm mưu của một trong số phe nhóm đương thời. Ông chết cách bí ẩn đang khi vận động hoà giải nhiều phe nhóm nội bộ. Ông là vị Giáo hoàng cuối cùng mang một tên tục nguyên thủy cho đến Đức Gioan Phaolô I năm 1978.
122 Tháng 3 năm 914 -
Tháng 5 năm 928
lớnIOANNES X
Giáo hoàng Gioan X
Johannes Ông đã tổ chức một liên minh với Italia và thân chinh chống lại quân Saracens và đánh thắng họ sông Garigliano. Ông bị giết trong tù vì từ chối ủng hộ các âm mưu xấu xa.
123 Tháng 5 năm 928 -
Tháng 12 năm 928
lớnLEO VI
Giáo hoàng Lêô VI
Leo Trong suốt 7 tháng triều Giáo hoàng, ông dồn sức vào việc thiết lập hoà bình giữa các gia đình Rôma thuộc dòng dõi quý tộc đầy hiếu chiến. Lêô VI sống một đời khiêm nhường và lành thánh. Ông đã thành công trong cuộc chiến chống lại quân Saracens và quân Hungary tàn bạo. Ông đã chết vì bị ám sát.
124 Tháng 12 năm 928 -
Tháng 2 năm 931
lớnSTEPHANUS VII
Giáo hoàng Stêphanô VII
Stephanus de Gabrielli (?) Ông đắc cử Giáo hoàng nhờ sự ủng hộ của Marozia. Stephanus bảo trợ các đan viện Thánh Vincent ở Volturno và 2 đan viện ở Gaul. Ông mất vì bị ám sát.
125 Tháng 2 năm 931 -
Tháng 12 năm 935
lớnIOANNES XI
Giáo hoàng Gioan XI
JohannesCon của Marozia và (được cho là) của Sergius III. Ông cố gắng ngăn chặn những âm mưu ghê gớm trong gia đình ngài. Mặc dù được bầu chọn với sự hỗ trợ của họ, ông đã phàn nàn về sự thiếu thận trọng kiềm chế của họ. Ông chết năm 29 tuổi sau nhiều nỗi khổ tâm.
126 3 tháng 1 năm 936 -
13 tháng 7 năm 939
lớnLEO VII
Giáo hoàng Lêô VII
Ông đã giúp cho việc cải cách của dòng Cluny được dễ dàng và làm rất nhiều việc trong đó cho xây lại tu viện Thánh Phaolô fuori le mura. Leo VII viết thư cho các Giám mục Pháp và Đức, ra lệnh kết án các phù thuỷ và các nhà tướng số. ông đạt được hiệp định với Alberic II rằng Alberic nắm quyền dân sự còn Đức Giáo hoàng nắm quyền tôn giáo.
127 14 tháng 7 năm 939 -
Tháng 10 năm 942
lớnSTEPHANUS VIII
Giáo hoàng Stêphanô VIII
Stêphanô VIII giúp vua Louis IV của Oltremare chống lại cuộc dấy loạn của các chư hầu người Pháp. Ông cố gắng thuyết phục các lãnh chúa bên Đông cũng như bên Tây tôn trọng các nguyên tắc cứu độ của Tin Mừng.
128 30 tháng 10 năm 942 -
Tháng 5 năm 946
lớnMARINUS II
Giáo hoàng Marinô II
Marino Marinô II nêu gương trong sạch, đời sống liêm chính trong một thời kỳ nhiễu nhương hỗn loạn. Ông bảo trợ các loại hình nghệ thuật, tổ chức lại các đoàn thể và khôi phục Roma như thủ đô luân lý của thế giới và đưa một số hướng dẫn làm quy tắc cho phẩm trật Giáo hội.
129 10 tháng 5 năm 946 -
Tháng 12 năm 955
lớnAGAPETUS II
Giáo hoàng Agapêtô II
Ông làm hết sức để nâng cao những điều kiện luân lý cho hàng giáo sĩ và với sự giúp đỡ của vua nước Phổ, Otto I, bình định một phần nào nước Ý. Vua Đan Mạch Harold đã đón nhận Kitô giáo.
130 16 tháng 12 năm 955 -
14 tháng 5 năm 964
lớnIOANNES XII
Giáo hoàng Gioan XII
Ottaviano Thời đại của ông được coi là lúc sự xấu xa của chế độ Giáo hoàng lên đến cực điểm. Toàn thể Roma chán nản và bất mãn về đời sống tư của vị Giáo hoàng bất xứng này. Ông tổ chức những bữa tiệc thay cho các buổi đọc kinh sáng sớm, chăm đi săn hơn là làm việc thiện và sống một cuộc sống bê tha. Ông dành phần lớn thời gian của mình cho việc săn bắn, tiệc tùng và những cuộc phiêu lưu tình ái. Tuy vậy, ông cũng đã đưa được một sự canh tân tôn giáo cũng như một sự mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ đến kết quả cuối cùng. Ông kêu gọi hoàng đế nước Đức, Otto I Đại Đế bảo vệ ngôi Giáo hoàng. Nhưng Hoàng đế đặt điều kiện: trước hết ông phải được tấn phong hoàng đế với tất cả quyền lợi theo đó, kể cả lời thề trung thành.
131 Tháng 5 năm 964 -
Năm 965
lớnBENEDICTUS V
Giáo hoàng Biển Đức V
Ông được hàng vua chúa tại La Mã đề cử lên ngôi Giáo hoàng, nhưng đại đế Otto I không đồng ý. Khi Vua Otto I xâm chiếm được Rôma đã cách chức ông xuống hàng phó tế và mang ông về Đức, đày sang Hamburg. Hoàng đế xem ông như là một ngụy Giáo hoàng.
132 Năm 965 -
1 tháng 3 năm 965
lớnLEO VIII
Giáo hoàng Lêô VIII
Roma Ông được bầu làm Giáo hoàng do ý muốn của Otto I và chức vị Giáo hoàng của ông hoàn toàn vì quyền lợi của hoàng đế đó. Lêô VIII không được dân chúng Rôma mến mộ. Ông nghiêm cấm giáo dân bước vào cung thánh đang khi cử hành các lễ nghi long trọng.
133 1 tháng 10 năm 965 -
6 tháng 9 năm 972
lớnIOANNES XIII
Giáo hoàng Gioan XIII
Giovanni Crescenzi Ông được bầu làm Giáo hoàng với sự đồng ý của Otto I. Tuy nhiên, ông không được công chúng Rôma chấp nhận. Mười tuần sau khi đăng quang ông bị lật đổ bởi một cuộc nổi dậy do tổng đốc thành phố và quân đội chỉ huy. Gioan VIII bị cầm tù rồi bị trục xuất. Ông tập hợp các đạo quân và kêu gọi hoàng đế can thiệp. Otto I đến Ý đưa ông trở về Rôma vào tháng 11 năm 966. Sự đàn áp những người nổi dậy lúc bấy giờ khá là tàn nhẫn. Gioan XIII tổ chức lại miền nam nước Italia, đưa Bênêventê và Capu lên thành phố chính thuộc Giáo hội. Ông cũng lập ra thói quen làm phép và đặt tên chuông.
134 19 tháng 1 năm 973 -
Tháng 6 năm 974
lớnBENEDICTUS VI
Giáo hoàng Biển Đức VI
Sau khi hoàng đế Otto I băng hà, nhóm chống đối bao vây Lâu đài Thánh Thiên Thần, cầm tù và giết ông. Ông bị phế truất. Ông thuyết phục dân Hungary trở lại Kitô giáo.
135 Tháng 10 năm 974 -
10 tháng 7 năm 983
lớnBENEDICTUS VII
Giáo hoàng Biển Đức VII
Là một người đầy đức hạnh, ông cố gắng đẩy lui sự đồi truỵ và ngu dốt đáng xấu hổ đã tràn ngập nước Ý và thế giới Kitô giáo. Ngài cổ vũ sự phát triển nông nghiệp.
136 Tháng 12 năm 983 -
20 tháng 8 năm 984
lớnIOANNES XIV
Giáo hoàng Gioan XIV
Pietro CanepanovaPavia (Ý) Mặc dù là người nhân đức và có nhiều năng lực lớn lao, ông đã bị cầm tù trong Lâu đài Thánh Thiên Thần và bỏ chết đói[117].
137 Tháng 8 năm 985 -
Tháng 3 năm 996
lớnIOANNES XV
Giáo hoàng Gioan XV
JohnRomaÔng chấm dứt những bất hoà đã nổi lên trong Giáo hội ở Reims và là vị giáo hoàng đầu tiên tham gia tiến trình tôn phong vị Thánh Ulderic[118].
138 3 tháng 5 năm 996 -
18 tháng 2 năm 999
lớnGREGORIUS V
Giáo hoàng Grêgôriô V
Bruno của Carinthia Giáo hoàng người Đức đầu tiên. Ông bị buộc phải trốn đi Pavia, nên giáo hoàng giả Joannes XVI được vua Crescentius bổ nhiệm đã trị vì được gần một năm. Ông lập lễ giỗ cho người đã chết[119].
139 2 tháng 4 năm 999 -
12 tháng 5 năm 1003
lớnSILVESTER II
Giáo hoàng Silvestrô II
Gerbert d'AurillacAuvergne (Pháp) Ông là Giáo hoàng người Pháp đầu tiên. Là người có học thức cao, ông khởi xướng việc dùng chữ số Ả Rập. Triều đại của ông trải qua năm 1.000 - được coi như năm quyết định đối với ngày cánh chung[120].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_giáo_hoàng http://www.heiligenlexikon.de/BiographienS/Silveri... http://www.conggiao.org/danh-sach-cac-duc-giao-hoa... http://www.newadvent.org/cathen/01142a.htm http://www.newadvent.org/cathen/01155b.htm http://www.newadvent.org/cathen/01156a.htm http://www.newadvent.org/cathen/01156b.htm http://www.newadvent.org/cathen/01156c.htm http://www.newadvent.org/cathen/01202c.htm http://www.newadvent.org/cathen/01204c.htm http://www.newadvent.org/cathen/01285c.htm